TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
ĐỘNG LỰC PHÁT TRiỂN TPC GROUP
Từ văn phòng TPCH - Ms. MaiKa
Khởi có nghĩa là “bắt đầu” một công việc mới.
“Khởi nghiệp” là bắt đầu một nghề nghiệp.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng “khởi nghiệp” tức là “tự thành lập một công ty mới”, Chủ đề khởi nghiệp theo nghĩa kinh doanh là một chủ đề lớn, bản thân tôi cho rằng mình từng “đâu đó” khởi nghiệp, do đó xin được mạn phép góp một chút về góc nhìn.
Tôi nghĩ rằng đã làm thì phải có đầu có đũa. Đã bắt đầu thì phải có cột mốc hoàn thành. Khởi nghiệp thì cần xác định được cột mốc mà xem như hoàn thành sự nghiệp – đó là tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu. Không có cột mốc này há chẳng phải cứ khởi rồi bỏ hay sao? Hay chúng ta mãi cứ đi mà không biết là mình muốn đi đâu?
Nữa là không phải cứ bắt đầu cái gì đó thật lớn, thật hoành tráng như lúc nào cũng phải lập một công ty mới thì mới được gọi là khởi nghiệp. Mọi việc sinh khởi trong công việc hàng này chính là một sự bắt đầu mới. Khởi nghiệp mà không bắt đầu từ những công việc nhỏ hơn và hoàn thành nó một cách xuất sắc thì liệu chúng ta có thành công khi khởi nghiệp ở quy mô lớn?
Cuối cùng nói chút cho vui, nhưng theo đạo Phật, “nghiệp” cũng chính là “nghiệp báo” trong đó có nghiệp lành và nghiệp dữ. Nếu chia sẻ ở góc nhìn này, khởi nghiệp là sự lựa chọn nghiệp báo của mình trong công việc. Tôi tin vào quy luật nhân quả và do đó, khi đã quyết định đi theo nghiệp mình khởi, tôi luôn xác định triết lý, quan điểm sống và làm việc mà mình theo đuổi trước khi đưa ra quyết định.
Mong rằng góc nhìn trên hữu ích với bạn đọc.
Chúc thành công!
KHỞI NGHIỆP CHỨ ĐỪNG “KHỞI NGHIỆP”
Với tôi khởi nghiệp chỉ dành cho những trái tim dũng cảm. Vì sao nói như vậy, vì khởi nghiệp là một quá trình đối diện với quá nhiều sợ hãi.
Ta sợ hãi khi phải bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình, ở cái nơi mà ta được cảm thấy thoải mái và quen thuộc, thi thoảng dù có chút nhàm chán nhưng lại bình yên và vô cùng dễ chịu.
Ta sợ hãi với cô đơn, bởi vì con đường đó chỉ duy nhất một mình ta dấn thân vào, mặc dù có đội ngũ đồng hành đi nữa thì bạn cũng phải thừa rằng, có những áp lực không thể chia sẻ cùng ai, chỉ có duy nhất bản thân ta biết và chịu đựng với điều đó.
Ta sợ hãi với việc phải đối diện với thất bại. Khi khởi nghiệp, chúng ta đầy khát khao, đam mê, hoài bão để rồi khi đối diện với thất bại, chúng ta sẽ phải đối diện với hàng loạt câu hỏi dằn vặt bản thân: “Mình kém cỏi vậy sao?”, “Mình vô dụng thế sao?”.
Thế nhưng
Nếu không bước ra khỏi vùng an toàn, làm sao bạn biết được giới hạn thực sự của mình đến đâu?
Nếu không một mình cô đơn, làm sao bạn biết được nguồn năng lượng đến từ bên trong bạn mạnh mẽ đến mức nào?
Nếu không thất bại, làm sao bạn biết được bản thân mình còn nhiều thiếu sót. Người ta thường tự hào khi đạt được một thành tựu nào đó, lúc nhỏ thì tự hào thi được điểm tốt, cuối năm được giấy khen và phần thưởng, lớn lên thì tự hào đi làm công ty danh tiếng, lương cao, hoặc trở thành cán bộ nhà nước, công việc ổn định,….. Hình như người ta chỉ tự hào khi thành công thôi, chứ chẳng ai tự hào khi thất bại cả. Nhưng đối với tôi, tôi cho rằng việc chấp nhận mình không có khả năng để làm một việc gì đó đã là một sự tự hào rồi, vì ko phải ai cũng dám thẳng thắn đối diện với bản thân và thừa nhận như vậy. Chúng ta sợ hãi thất bại, né tránh thất bại, chẳng qua vì chúng ta chưa đủ dũng cảm, trái tim chúng ta yếu đuối và luôn muốn được vỗ về, được ngợi khen.
Tôi, một người trẻ cũng đang ôm ước mơ khởi nghiệp khi đặt bút viết những dòng này, cũng đã rèn luyện cho mình một trái tim dũng cảm, một trái tim dám đối diện với sự sợ hãi của bản thân, để thấu hiểu mong muốn trong mình, cũng như những thiếu sót và cần cố gắng thêm bao nhiêu nữa.
Bạn sẽ bước ra khỏi vùng an toàn và cũng tôi đối diện với nỗi sợ hãi này chứ?
Không bắt đầu sẽ không có đoạn kết!
KHỞI NGHIỆP
LÀ PHẢI CÓ MỘT TRÁI TIM DŨNG CẢM
Ban Pháp Chế - Ms. Linh