Newsletter - TPC- 2022/số 6
Phát hành ngày: 07/06/2022

THÔNG ĐIỆP CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC TPC HOLDING
VỀ TRỌNG TÂM QUÝ 03/2022

NỘI DUNG CHÍNH
1: Định hướng của BGĐ với tháng cuối quý 2 và toàn bộ quý 3/2022.
2: Những kết quả rõ rệt của quý 2.
3: Ngoại khóa đào tạo của TPCH cho TPCG

ĐỊNH HƯỚNG

Ngày 20/5/2022 vừa qua, TPC Holding đã tổ chức thành công Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2022.
Như thông lệ của ĐHCĐ tại các công ty cổ phần, ĐHCĐ TPC Holding đã thông qua các báo cáo của năm 2021 và phê duyệt kế hoạch kinh doanh của năm 2022 với tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến 40% cho toàn group.

Tuy nhiên, như phần lớn CBCNV tại TPC Group đều biết, đó là, ngay sau Tết Nguyên đán năm nay, một cơ duyên lớn đã giúp TPC Holding có dịp tuyển chọn được một đội ngũ nhân sự khá đồng bộ từ nhiều lãnh vực hoạt động phù hợp với tập đoàn TPC, đặc biệt là nhóm nhân sự hoạt động trong lãnh vực bất động sản. HĐQT TPCH đã kịp thời định vị lại chiến lược phát triển nhằm biến TPC Real trở thành một nhà phát triển bất động sản và cấu trúc lại toàn bộ bộ máy quản trị cũng như điều hành cấp cao của TPC Real.
Bên cạnh đó, đối tác trong lãnh vực F&B là Kei Concepts đã ký kết với TPC F&B một bản ghi nhớ hợp tác toàn diện, và HĐQT TPC Holding đã quyết định thành lập công ty THILA là đơn vị đối tác từ TPC F&B để cung cấp dịch vụ trọn gói cho Kei Concepts và sẽ tiến xa hơn nữa là cung cấp nhiều dịch vụ trong lãnh vực F&B cho thị trường trong và ngoài nước.

TPC Chemicals cũng nổ lực nắm bắt những cơ hội mở rộng thị trường với mục tiêu là thâm nhập vào các doanh nghiệp FDI và phát triển nhiều sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm xử lý môi trường. Ban Quản trị TPCC cũng đang nghiên cứu một dự án đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường kinh doanh hóa chất; bên cạnh đó, kho Xuyên Á được xây dựng với qui mô là một tổng kho cho ngành hóa chất sẽ là điểm nhấn quan trọng trong lộ trình phát triển ngành, không những về độ lớn mà còn về tính hiện đại trong vận hành.

Với những cơ hội như trên, doanh thu của năm 2022 và các năm tiếp theo sẽ có nhiều cơ hội được đẩy lên với một tốc độ tăng trưởng cao hơn nữa. Do vậy, điều mà chúng ta đang cùng kỳ vọng cho quý sắp tới là:

(1) Ban TGĐ TPC Real
Cam kết sẽ đệ trình một kế hoạch kinh doanh cho năm 2022 với tầm nhìn nhiều năm sau đó cho ngành bất động sản, giúp TPC Real trở thành một nhà phát triển bất động sản có vị thế cao trong cả nước.

(2) Ban Quản trị TPC Chemicals
Sẽ trình đề án mở rộng sản xuất nhằm khai thác hết các nguồn lực sẵn có cũng như kế hoạch đầu tư ra nước ngoài.

(3) Ban Quản trị TPC F&B
Cũng hứa hẹn trình một kế hoạch kinh doanh với tham vọng sẽ phát triển dần các phân khúc nhằm phục vụ khép kín chuỗi F&B từ phát triển sản phẩm (R&D), đến khâu cung ứng vật tư, công cụ và cả những giải pháp công nghệ. Cùng với đó là kế hoạch cải tổ việc kinh doanh ngành F&B tại Hoa kỳ.

(4) Riêng TPC Hodling
Ban điều hành đang tập trung tối đa công sức để trình lãnh đạo công ty ban hành các tài liệu quản trị cơ bản, cụ thể là các quy chế hoạt động trong lãnh vực tài chính, pháp lý, phát triển nguồn nhân lực, truyền thông…bản cam kết cung ứng dịch vụ với chất lượng cao trong các mặt hoạt động cho tất cả các công ty thành viên; trong đó, có điểm nhấn là ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý kho Xuyên Á và kế hoạch ứng dụng ERP cho tập đoàn.

Có thể nói rằng các sự việc trên dù chỉ diễn ra trong quý tới nhưng đều là những việc có ý nghĩa, giúp cho TPC Group tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển.

Chúng ta hãy cùng chúc mừng cho những nổ lực của tất cả các thành viên tham gia vào những công việc có rất nhiều ý nghĩa nêu trên và chúc sức khỏe cho các anh, các chị tham gia vào những dự án này. Chúc TPC Group ngày càng có được những thay đổi mạnh mẽ và bền vững như Đại hội Cổ đồng đầu nhiệm kỳ 2021-2025 đã đề ra.

Từ văn phòng TPCH -  TGĐ Diệp Thành Kiệt

PHỎNG VẤN

THÔNG ĐIỆP CỦA TPCG VỀ TRỌNG TÂM THÁNG 6

Q:
Vừa qua Ban Truyền thông được xem mô hình “8 trụ cột quản trị” của TPCG. Maika có thể chia sẻ thêm về mô hình đó chứ?


A:
Quản trị là một thuật ngữ lớn mà mình luôn muốn biến điều phức tạp, có tính khái quát, học thuyết thành những ứng dụng thực tế tại tổ chức. Mô hình “8 trụ cột quản trị” là sự hợp tác và là sản phẩm của a Kiệt và mình trong việc định nghĩa “Làm thế nào để tổ chức có hệ thống quản trị tốt”.
Bạn hình dung là nếu bạn muốn “Trở thành một người cha tốt” thì bạn cần xác định cho mình những tiêu chuẩn thế nào là “người cha tốt” vậy. Chúng ta khó mà trở thành điều gì đó khi không rõ ràng về điều mình muốn.
Tương tự như vậy, khi hiểu rõ, “quản trị” là bao gồm những việc gì? “quản trị” là quản trị cái gì? Tiêu chuẩn như thế nào là “tốt” thì chúng ta dễ dàng đạt được mục tiêu hơn.

Q:
Mình thấy Sự mệnh là hạt nhân, hay cũng chính là tâm điểm của vòng tròn quản trị. Xin Maika giải thích thêm về điều này.


A:
Mọi thứ đều bắt đầu bằng chữ “Vì sao?” mà chúng ta hay gọi là sứ mệnh. Bạn sẽ không có lý do hoặc không thể thành công khi bạn không hiểu lý do hay tại sao bạn làm một việc gì đó. Do đó mà Lý do vì sao tổ chức được hình thành gần như là câu hỏi cốt lõi nhất mà tố chức cần phải trả lời.
Nói là đơn giản nhưng để tìm được câu trả lời là quá trình đào sâu đến tận cùng nguyên nhân cơ bản nhất khiến các cổ đông, các lãnh đạo công ty cảm thấy xứng đáng khi phải dành cả cuộc đời và sự nghiệp. Lý do này phải thật sự chân thật, chứ không thể chạy theo phong trào.
Nói cách khác, không trả lời được câu hỏi “Vì sao tổ chức được sinh ra?” hay “Tổ chức sinh ra để làm gì” thì một công ty cũng không thể được gọi là có “hệ thống quản trị tốt” vì mọi thứ dù có hay, có đẹp cũng chỉ rời rạc, vô nghĩa.

Q:
Cảm ơn Maika. Vậy khi đã định nghĩa được và giúp cho mọi người hiểu được “8 trụ cột quản trị” thì việc tiếp theo là gì? Làm thế nào để áp dụng kiến thức này vào công việc và giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh của mình?

A:

Đây là câu hỏi rất hay. Đúng vậy! Như mình đã nói ở trên, người hiểu là người biết cách biến kiến thức thành hành động cụ thể. Cuối cùng, chúng ta vẫn phải trả lời cho câu hỏi “hiểu được những điều này có giúp tổ chức nâng cao năng lực cạnh tranh không? Nếu có thì bằng cách nào?”
Mình thường xuyên review (xem xét đi xem xét lại) vấn đề này.
Một tổ chức thành công vừa cần năng lực quản trị, vừa phải có mô hình kinh doanh phù hợp. Khi ta biết lý do tại sao ta phải làm việc gì đó, giải quyết vấn đề cho ai, thì mô hình kinh doanh cần trả lời được câu hỏi “Chúng ta giải quyết vấn đề cho khách hàng theo cách nào?”. Ví dụ: khách hàng có nhu cầu mua điện thoại nhưng cách Thế giới di động giải quyết vấn đề cho khách hàng sẽ khác với các tiệm kinh doanh điện thoại nhỏ lẻ.
Kết hợp việc hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị mà tổ chức muốn hướng tới, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị thì chúng ta mới trả lời được là tổ chức cần những năng lực gì để cạnh tranh.
Mình hiểu đây không phải là việc dễ dàng. Như anh Kiệt thường nói “nhiều cái đầu thì tốt hơn một cái đầu” (cười). Vậy nên mình sẽ nhanh chóng tổ chức những buổi workshop để ban lãnh đạo và các nhân sự chủ chốt của các công ty trong TPCG thảo luận về các chủ đề này. Hơn ai hết, các bạn sẽ là người xây dựng nên một TPCG có năng lực cạnh tranh khác biệt!

Q:
Xin cảm ơn Maika. Mình rất mong chờ những buổi workshop như vậy.

Từ văn phòng TPCH -  Phỏng vấn - MaiKa

BIỂU ĐỒ 8 TRỤ CỘT CỦA TPC GROUP

TẦM NHÌN

SỨ MỆNH

TRỤ CỘT
PHÁP LÝ

TRỤ CỘT
SALES & MARKETING

TRỤ CỘT
NHÂN SỰ

TRỤ CỘT
TÀI CHÍNH

TRỤ CỘT
HỆ THỐNG

TRỤ CỘT
R&D

TRỤ CỘT
HẠ TẦNG PHẦN MỀM

TRỤ CỘT
HẠ TẦNG PHẦN CỨNG

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BÌNH THƯỜNG

DỰ ÁN

QUẢN TRỊ RỦI RO, CHIẾN LƯỢC VÀ RỦI RO CHO TẤT CẢ CÁC TRỤ CỘT

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

VĂN HÓA TỔ CHỨC

TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA CỔ ĐÔNG VÀ BAN LÃNH ĐẠO

LỘ TRÌNH XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHO TPCG

ĐỊNH HƯỚNG

Tôi không nói về cuốn sách nào đó, tôi không nói về 1 lý thuyết nào đó mà tôi đang nói về trải nghiệm vì sao cần phải làm “hệ thống”
Bạn từng nghĩ nó đơn giản là viết quy trình thôi mà? Thì R&D cũng viết mà. QC hay QA hay bất kỳ phòng ban nào cũng đều viết quy trình của họ thôi mà. Vậy cần gì “hệ thống”?
Vâng, ai cũng tự mình có thể viết quy trình của mình cả
Nhưng mỗi nhân sự là 1 cá nhân độc lập, mỗi phòng ban là 1 cột chống đỡ bầu trời độc lập đôi khi mỗi sếp là Phó Tổng Giám Đốc hay TGĐ đều là 1 trụ đỡ hoàn toàn độc lập
và nhiều khi là sự đối lập sự phản kháng hay thậm chí là chống đối nhau.

Và ai sẽ là người hiểu hết họ? Đơn vị nào biết hết những việc của từng cá nhân từng đơn vị đó để kết nối họ? Bạn chắc từng thấy mạng nhện? Và dù nó mỏng manh đến thế nhưng khả năng giữ chặt con mồi hay chịu lực nặng có thể nói là tuyệt vời nhất trần đời, bạn biết vì sao không? Và bạn muốn công ty mình lớn mạnh nhưng cũng linh động mềm dẻo sẵn sàng chịu bao nhiêu lực va đập mà cũng k thể cắt đứt hay phá vỡ được đúng không?

Vâng, nếu là tôi thì “tôi thích” nhé. Và tôi sẽ nói cho bạn nghe tôi sẽ làm gì!

Tôi hiểu công việc của các anh chị
Tôi hiểu khách hàng chúng ta muốn gì?
Tôi hiểu đối tác chúng ta muốn gì?
Tôi hiểu “các bên có liên quan” muốn gì?

Và tôi chả làm gì ngoài việc giúp cho từng tòa tháp chọc trời đầy kiêu hãnh về sự am hiểu công việc, nghề nghiệp của mình chịu khó nhìn sang những tòa tháp kiêu hãnh kế bên; hiểu nhau hơn; chìa tay ra và từng cánh tay kết nối với nhau thì những mạng nhện đang xen nhau để cùng nhau phát triển và trường tồn
Việc của tôi chỉ đơn giản là đọc và hiểu các yêu cầu của các bên có liên quan và vận dụng nó vào các quá trình chính của Công ty sao cho đúng luật nhất và hiểu luật nhất
Việc của tôi chỉ đơn giản lượn qua lượn lại để dòm ngó, liếc ngang liếc dọc coi bà con có ai không chịu tuân thủ không. Tôi sẽ cho bạn củ cà rốt ngon lành nếu bạn hiểu và cùng tôi phát triển nhưng tôi cũng sẵn sàng cho bạn cây gậy nếu bạn cản trở sự phát triển của tổ chức hoặc gây hại cho tổ chức

Việc của tôi là đi vòng quanh học cái hay của các Công ty khác, để về vận dụng gia tăng hiệu quả cho Công ty. Để tăng năng suất, giảm lãng công, gia tăng bán hàng, nâng cao đời sống tinh thần cho mọi người … đôi khi cũng không cần phải sáng tạo cái gì đó mới mà chỉ cần học được bài học của người khác đã làm và áp dụng cho Công ty … đó đã là “hệ thống”
Nghề này dễ, quá dễ đúng không nè? Có làm gì đâu, chỉ chỉnh format thôi mà người ta viết hết rồi mà (nói tới đây đau lòng). Nhưng thực ra dễ hay không? Dễ nhưng khó. Dễ nếu cùng chí hướng, cùng nhau 1 con đường cùng nhau ý chí cùng quan điểm cùng sự am hiểu như nhau… Nhưng đời liệu có thể nào tìm được 1 team nào giống thế … đó mới là khó.

Khó ở chỗ ai cũng có tâm tư riêng cho bản thân
Khó ở chỗ ai cũng muốn dành phần hơn
Khó ở chỗ ai cũng muốn “đá banh”
Khó ở chỗ ai cũng cho rằng điều mình làm là đúng nhất phù hợp nhất
Khó ở chỗ k ai chịu hiểu người khác, đặt mình vào vị trí đối phương
Khó ở chỗ đôi khi chủ công ty cho rằng “đây là bầy ăn hại” hay “đây là bầy nhiều chuyện”
Khó ở chỗ đèn đánh xuôi, trống thổi ngược tạo nên 1 bản nhạc thật kỳ lạ …

Vì thế,
Mạnh ai nấy quy định
Mạnh ai nấy làm
Mạnh ai nấy rẽ nhánh
Tranh luận và họp liên hồi
Nhưng ra khỏi phòng họp thì chỉ có ấm ức, có hả hê … nhưng nút thắt vẫn còn đó … dừng chân lại đã là thụt lùi
Đây là điều không ai muốn. Tôi tin chắc điều đó. Vậy hãy cùng tôi đồng điệu xây dựng “hệ thống” nhé
We are one, right?

Từ văn phòng TPCH - Phòng  Hệ Thống - Bích Liên

Cách đây nhiều nhiều năm về trước tôi vốn dĩ là kỹ sư hóa trong niềm đam mê R&D, tôi chìm đắm trong những công thức, những phương pháp làm sao có thể chiết xuất dịch chiết filatop (nhau thai cừu) từ trái dưa leo để làm liền da liền sẹo, làm sao chiết được saponin từ trái bồ kết tạo thành dầu gội trị gàu hiệu quả mà không kích ứng cho da đầu…

Cả quá trình nghiên cứu, thử nghiệm từ trên da thỏ đến thực tế trên người thật … mỗi 1 công thức thành công là cả 1 quá trình trăn trở, buồn có, nản chí có … rồi cả mừng rỡ khi nó thành công và đạt hiệu quả nhất định. Nhưng rồi tất cả đều chỉ giới hạn trong phòng lab nhỏ nhoi, chỉ giới hạn trên mẫu thử nhất định … Vì để ra được 1 sản phẩm đưa đến tay người tiêu dùng thì còn cả 1 chặng đường dài dài rất dài trước mắt … mà không ai đánh giá hay đo lường được rủi ro như thế nào.

Thế là tôi chuyển sang làm QC để kiểm soát nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bao bì, … nhưng hàng vẫn hỏng vẫn trả về.

Thế là tôi chuyển sang làm QA để tôi kiểm soát R&D, QA, Sản Xuất, Kho vận, các Nhà Phân phối hàng hóa, … nhằm đảm bảo kiểm soát được toàn bộ quá trình từ nghiên cứu sản phẩm, đến sản xuất, phân phối đến tay người tiêu dùng …

Nhưng trong lòng tôi trăn trở nhiều điều, … các văn bản kiểm soát quá trình đó của QA phải chăng là quá bó chặt mọi thứ? Hệ thống kiểm soát KPI đó phải chăng đã quá kiềm chặt sự tự do, sáng tạo, cải tiến cũng như sự ham muốn đóng góp của nhân viên dành cho Công ty? Kiểm soát quá chặt mà không có những điểm mềm dẻo và linh động khi cần thích ứng với thị trường, khách hàng hay môi trường (bao gồm cả nội tại và quốc tế) thì làm sao đưa Công ty đến được những vì sao, thì làm sao đưa Công ty trường tồn như niềm ao ước? Và vâng, tôi đã tìm được ánh sáng trong hành trình sự nghiệp của bản thân đó là làm “Hệ Thống”

Chị: NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN
TRƯỞNG PHÒNG QUẢN TRỊ HỆ THỐNG

TRÍCH DẪN HỆ THỐNG BIỂU MẪU ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG THÁNG 5

KẾT QUẢ

File mẫu chi tiết

THÔNG BÁO BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ BÁO CÁO-250522

ĐÀO TẠO CHUYÊN ĐỀ TỪ BAN
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGOẠI KHÓA

Đào Tạo MS Word

Chuyên đề cách làm mục lục trên tài liệu văn bản và các mẹo bổ ích trên MS Word

LIÊN HỆ ĐÓNG GÓP BÀI

LIÊN HỆ NHÓM TRUYỀN THÔNG

Ban biên tập rất mong nhận được đóng góp bài của anh chị trong tháng 7