Newsletter - TPC- 2022/số 4
Phát hành ngày: 05/04/2022

SỰ KIỆN 8/3 - CÙNG NHAU VÀO BẾP

Nối tiếp thành công sự kiện cùng điểm qua những hình ảnh ấn tượng.
Với mục tiêu:
Giúp mỗi cá nhân hiểu hơn lịch sử ngày 8/3, và ngày này không phải là ngày duy nhất để tôn vinh phụ nữ. TPCG tạo ra môi trường gắn kết giữa phái nam và nữ thông qua sự kiện cán bộ công nhân viên sẽ nhớ về những kỉ niệm những tình cảm được tạo nên bằng hai từ " Tập thể"

THÁNG 3 ĐẦY Ý NGHĨA

Tải về💖 

HÊ SINH THÁI DOANH NGHIỆP
HỆ SINH THÁI doanh nghiệp TẠI VIỆT NAM

Sự lên ngôi của Hệ sinh thái doanh nghiệp đòi hỏi những người lãnh đạo ngày nay cần cập nhật và thay đổi lối suy nghĩ mới về kinh doanh để có thể đưa ra chiến lược xây dựng mô hình Hệ sinh thái hiệu quả.

Đinh  Trọng Vũ - Từ văn phòng TPCR

Vậy hệ sinh thái là gì?

Lấy ý tưởng về những loài vật chung sống trong cùng một hệ sinh thái tự nhiên, trong một bài báo đăng trên Tạp chí Harvard Business Review năm 1993, nhà chiến lược kinh doanh James F. Moore đã đưa ra khái niệm về Hệ sinh thái doanh nghiệp như sau: “Trong một Hệ sinh thái doanh nghiệp, các công ty phát triển cộng sinh xung quanh một sự đổi mới họ cùng hợp tác nhưng cũng đồng thời cạnh tranh nhằm hỗ trợ sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cuối cùng là kết hợp để tạo ra những cải tiến tiếp theo”. Giống như bất cứ hệ sinh thái sinh học tự nhiên nào, cốt lõi của một Hệ sinh thái doanh nghiệp chính là sự phát triển cộng sinh và cùng hưởng lợi từ sự tồn tại của các ngành/doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, Hệ sinh thái doanh nghiệp không chỉ giới hạn ở chuỗi cung ứng hay tập khách hàng, nó bao gồm tất cả các chủ thể có thể ảnh hưởng tới chiến lược, doanh số, sản phẩm và cả nhân sự của doanh nghiệp.

Hệ sinh thái doanh nghiệp nổi trội tại việt nam.

Điển hình của Hệ sinh thái đa sản phẩm ở thị trường Việt Nam chính là khi doanh nghiệp Thế Giới Di Động (TGDĐ) của doanh nhân Nguyễn Đức Tài mở thêm lần lượt chuỗi cửa hàng Điện Máy Xanh (ĐMX)-chuyên bán các thiết bị điện tử, gia dụng, Bách Hoá Xanh (BHX)-chuyên bán nông sản và các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, và cuối cùng là mua lại chuỗi cửa hàng dược Phúc An Khang, sau đổi tên thành Nhà thuốc An Khang (NTAK)-chuyên bán thuốc nhằm tạo nên một Hệ sinh thái bán lẻ.
Ngoài ra, không phải bất cứ sản phẩm nào trong Hệ sinh thái cũng đều nhằm mục tiêu kiếm tiền. Google là một đại Hệ sinh thái mà trong đó các tiện ích đều đa phần miễn phí đối với khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, nhờ duy trì những tiện ích đa dạng như Google Search, Gmail, Youtube… mà Google luôn giữ chân được một tập khách hàng khổng lồ và ổn định, khiến những doanh nghiệp có nhu cầu phải bỏ tiền ra để được chạy quảng cáo trên các nền tảng tiện ích của hãng.

Thay vì xây dựng Hệ sinh thái đa sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn xây dựng Hệ sinh thái đa ngành. Công chúng vẫn nói vui với nhau rằng trong một vài năm tới, chúng ta sẽ đi học ở VinSchool, đi khám bệnh ở VinMec, mua sắm ở VinMart, lái xe VinFast, dùng điện thoại VSmar, đi nghỉ ở Vinpearl… VinGroup đi đầu trong Hệ sinh thái đa ngành (thậm chí khép kín) ở thị trường Việt Nam.

GIAO VIỆC VÀ NHẬN VIỆC ĐƯỢC GIAO

Nhận việc.

Và cái văn hóa giao nhận việc này cần ghi nhớ khi cấp trên giao việc cho cấp dưới thì yêu cầu cấp dưới xác nhận lại:

- Mục tiêu công việc
- Tiến độ công việc
- Kết quả công việc

Và nếu chúng ta chỉ mất 01 phút để yêu cầu nhân viên nhắc lại các yếu tố trên khi giao việc thì chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều thời gian để đợi chờ một kết quả có thể không chính xác, vừa không hiệu quả, vừa mất thời gian mà lại mang bực vào mình.
Văn hóa cam kết tiến độ công việc

CẢM NHẬN THỰC TẾ TỪ CÔNG VIỆC

Tunie (Mỹ Tú) - Từ văn phòng TPCC

Và tại sao lại có điều này xảy ra?

1. Khi chúng ta giao việc cho nhân viên của mình thì họ không hiểu việc.
2. Nhân viên không hiểu phương pháp làm.
3. Nhân viên không hiểu được kết quả cần phải đạt được.

Do đó, khi giao việc bạn phải đảm bảo được 03 điều:

1. Nhân viên hiểu việc,
2. Nhân viên hiểu phương pháp làm,
3. Nhân viên hiểu được kết quả cần phải đạt được như thế nào.

Do vậy, kỹ thuật của phương pháp này là trước khi giao việc cho nhân viên anh chị cần đặt ra:

Kết quả cho nhân viên cần đạt được là gì?
Định làm nó như thế nào? và bao nhiêu lâu thì hoàn thành?
Sau đó anh chị yêu cầu nhân viên của mình nhắc lại, hoặc trình bày lại công việc anh chị vừa giao.
Điều này sẽ giúp công việc của chúng ta thuận lợi và trôi chảy.

Giao việc:

Có thể nói rằng có rất nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà quản lý, CEO giao việc cho nhân viên của mình một cách rất đại khái kiểu như: em làm cho anh việc này, em làm cho anh việc kia...nhưng sau đó nhân viên báo cáo lại kết quả làm việc thì các anh chị lại không hài lòng với điều này, và cảm thấy rất bực bởi nhân viên làm sai hoàn toàn với ý kiến của mình.

Trong quá trình làm việc thì tiến độ công việc cực kỳ quan trọng. Bởi vì nếu tiến độ công việc chậm thì sẽ ảnh hưởng chậm đến đối tác. Bên cạnh đó nếu có bất ngờ xảy ra thì chúng ta không được cảnh báo điều này nên chúng ta sẽ không có phương án xử lý và điều này còn nguy hiểm hơn.

Do đó, trong văn hóa tiến độ công việc chúng ta cần làm hết sức chặt chẽ điều này. Cụ thể: khi cấp trên giao việc cho cấp dưới, hai bên thống nhất về việc hoàn thành tiến độ công việc, yêu cầu cấp dưới phải tập trung và cam kết tiến độ công việc của mình. Nhưng trong công việc đó có những việc mà bất khả kháng xảy ra, yêu cầu cấp dưới phải liên hệ ngay lập tức, ngay lúc xảy ra vấn đề. Và cấp dưới phải có nhiệm vụ đề ra giải pháp để hoàn thành công việc đó hoặc là lùi thời hạn công việc lại.
Do vậy, khi chúng ta yêu cầu việc này thì chúng ta phải đảm bảo 03 điều:
1. Khi có vấn đề phát sinh xảy ra yêu cầu cấp dưới phản hồi ngay lập tức.
2. Khi có vấn đề phát sinh xảy ra yêu cầu cấp dưới đưa ra giải pháp
3. Khi có vấn đề phát sinh xảy ra cấp dưới có thể đề nghị lùi thời gian hoàn thành lại.
Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài!

Tại sao cần có văn hoá doanh nghiệp?

Như đã nói, văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, góp phần tạo nên sức mạnh phát triển to lớn của doanh nghiệp. Để tạo ra sự khác biệt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố sau:
- Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)
- Những giá trị mà công ty đang có (giá trị cốt lõi). Nhờ xây dựng văn hoá doanh nghiệp, các công ty tổ chức có thể:

Tuyển dụng, thu hút người tài
Tạo lợi thế cạnh tranh, tạo bản sắc, giúp nhận diện thương hiệu.
Giúp nhân viên tự hào về công việc, hãnh diện là một thành viên của doanh nghiệp, mong muốn gắn kết lâu dài với công ty
Giúp các thành viên thấy rõ mục tiêu, những định hướng và bản chất công việc mình làm.
Tích cực giảm xung đột sẽ giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu về một vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng xử lý cùng nhau.
Các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi trường làm việc càng thoải mái, lành mạnh hơn.

Vào sáng thứ tư, 16/03/2022, tôi nhận được email mời đóng góp bài cho bản tin tháng 3 tại TPC Group với chủ đề ‘’Văn hóa tôn trọng trong doanh nghiệp’’. Khi đọc mail, tôi hình dung văn hóa hẳn là giá trị tinh thần hay giá trị liên quan đến niềm tin của một doanh nghiệp chăng! Và khi tìm hiểu tôi nhận ra văn hoá là khái niệm rất rộng, hiểu đơn giản, văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống.

Nói nôm na, nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị là “phần xác” của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nghiệp được xem là “phần hồn”. Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình, góp phần tạo nên sức mạnh phát triển to lớn của doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt giữa các tổ chức, góp phần xây dựng, quyết định sự phát triển của tổ chức qua từng giai đoạn.

TÔN TRỌNG
TẠI SAO CẦN CÓ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Nguyễn Ái Vân - TPCC -  Từ văn phòng TPCC

Ví dụ như mỗi cá nhân đều có sự sắp xếp lưu trữ các hồ sơ gọn gàng, logic hay từ việc đơn giản hơn là chỉn chu về ngoại hình của mình tại công sở, cũng như mỗi chúng ta có thể chọn lọc, hạn chế tiếp xúc với các thông tin thị phi tiêu cực, v..v.. đều là những hành động nhỏ để cho mình có cơ hội tôn trọng bản thân mình hơn bởi ‘’TÔN TRỌNG CHÍNH MÌNH cũng chính là TÔN TRỌNG NHỮNG NGƯỜI QUANH MÌNH’’

Hoặc khi xảy ra một sự cố trong công việc, sự TÔN TRỌNG GIỮA CÁC CẤP BẬC cũng rất quan trọng. Đồng nghiệp hạn chế không chỉ trích, đổ lỗi mà cùng lắng nghe và tích cực tìm giải pháp. Có thể trong một vài trường hợp nhân viên trình một kế hoạch chưa phù hợp, cấp trên cũng nên ghi nhận, không khiển trách, phán xét tiêu cực mà phân tích, góp ý để có giải pháp xử lý hiệu quả hơn.
Chúng ta cũng thường hay quên việc TÔN TRỌNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC. Một môi trường có được sự lạc quan, cạnh tranh lành mạnh là một trong yếu tố giúp tăng hiệu suất trong công việc hơn.
Không những vậy, sự tôn trọng trong doanh nghiệp còn được thể hiện rõ ràng hơn qua việc lắng nghe đối phương nói, tập kiên nhẫn và nghĩ theo hướng tích cực, dừng suy nghĩ áp đặt quan điểm cá nhân mình lên người khác, góp ý và phản hồi với tinh thần tích cực, v..v..

Để văn hóa tôn trọng được phát triển trong công ty, tổ chức, mỗi cá nhân cần điều chỉnh bản thân, để hành vi tốt thành thói quen tốt và ngày càng hoàn thiện bản thân mình:

• Chú trọng quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
• Nói lời tích cực, tốt đẹp kể cả khi có góp ý với người khác.
• Chủ động nhận lỗi và bày tỏ lòng biết ơn với những người xung quanh.

Tóm lại là trong khả năng có thể hãy tạo ra một môi trường ấm áp, an toàn và tôn trọng trong công ty.
Nói cho cùng, văn hoá tôn trọng cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của mỗi cá nhân cũng như tổ chức. Khi tôn trọng bản thân, bạn đồng thời nhận được sự tôn trọng từ người khác. Và cho đi chính là nhận lại nhiều hơn thế. Tôn trọng người khác là cách để nhận được sự tôn trọng. Và như khi ném một viên sỏi xuống hồ nước tĩnh, những vòng tròn sẽ lan ra khắp mặt nước. Một hành động tôn trọng sẽ lan từ người này sang người khác và khuếch tán khắp nơi. Cứ như vậy văn hoá tôn trọng sẽ như một vòng lan tỏa khắp nơi, thậm chí là vượt ra khỏi biên giới một công ty, về đến gia đình, xã hội…

Một trong những nét văn hóa nền tảng cần được xây dựng trong doanh nghiệp là văn hóa tôn trọng.

’Tôn trọng trong doanh nghiệp’’ là gì?
Tại sao cần tôn trọng ?


TÔN TRỌNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
TÔN TRỌNG GIỮA CÁC CẤP BẬC
TÔN TRỌNG BẢN THÂN

Lập kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Các bạn thường nghe câu: Mục đích đến trái đất để làm gì, nhưng không thể trả lời nó. Thật ra câu hỏi đó chỉ mang ý nghĩa là bạn phải biết được cái đích cần hướng đến là gì, thực sự cần gì và muốn đạt được những gì?
Tuy nhiên, để muốn hay đạt được điều đó bạn cũng cần phải dựa trên những cơ sở thực tế.
Bạn sẽ hướng tới những điều đó bằng cách nào? Cứ như vậy mà đạt được hay sao? Hay chỉ ngồi mà cầu trời khấn phật để giúp bạn đạt được điều đó? KHÔNG!
Bạn cần phải xác định được hướng đi đúng đắn và nỗ lực không ngừng. Bạn không thể lần mò trong bóng tối mà hãy vạch cho mình một hướng đi.
Đó là việc đầu tiên trước khi bạn muốn lập kế hoạch. Việc Lập kế hoạch sẽ giúp bạn có những bước đi hoàn chỉnh và chính xác.
Nó giống như một kim chỉ nam dẫn đường cho bạn giữa đất trời rộng lớn khi không biết đi về hướng nào.

CHIA SẺ KIẾN THỨC

LẬP KẾ HOẠCH LÀ GÌ VÀ QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Nguyễn Hoàng Duy - Từ văn phòng TPCH

Nếu không có kế hoạch , bạn sẽ không định được phương hướng cũng như không biết mình cần gì và nên làm gì.
Lập kế hoạch giúp bạn kiểm tra xem mình đã đạt được mục tiêu hay chưa và có những giải pháp để điều chỉnh khi có sai sót xảy ra. Nếu bạn không biết tự lập kế hoạch cho bản thân thì không thể xác định rõ mục tiêu cần phải đạt tới là những gì?
Với năng lực của bản thân thì bạn cần phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đó?
Không có kế hoạch, bạn sẽ không biết phân chia thời gian một cách hợp lý, mà sẽ để nó trôi qua vô ích và thực hiện thụ động trước những sự thay đổi xung quanh.

Kế hoạch áp dụng cho bản thân Duy

Với bản thân Duy quý 1 Duy đã dựa vào:
Kế hoạch quý.
Kế hoạch tháng.
Kế hoạch tuần.

Ghi chép công việc đầy đủ rõ ràng và công khai một phần giúp chính bản thân biết được mình đã làm được gì và kiểm soát nó tốt như thế nào trong thời gian ra sao. Một mặt nó cũng là công cụ để đánh giá của BĐH về mức độ hoàn thành công việc của bản thân.
Vì vậy, việc lập kế hoạch là rất quan trọng và bạn cần phải có kĩ năng thực hiện nó một cách hiệu quả. Để bắt đầu với công việc nào đó hay hướng tới một mục tiêu gì, việc đầu tiên là bạn nên lập kế hoạch chi tiết, cụ thể. Lập kế hoạch sẽ dẫn dắt và đưa bạn đến với sự thành công.