Nếu tinh ý, các bạn sẽ thấy không có chữ where (ở đâu), đó là vì tất cả các việc này chỉ diễn ra tại gia đình, vì thế chữ where trong trường hợp này là không cần thiết.
Lập kế hoạch cá nhân có khác với lập kế hoạch cho một tổ chức (phòng ban, công ty)?
Khi đọc đến đây chắc chúng ta sẽ cùng trả lời ngay rằng có nhiều sự khác biệt khi lập kế hoạch cho cá nhân và cho một tổ chức. Có ba điều khác biệt cơ bản với kế hoạch của một tổ chức, đó là: (1) quy mô sẽ lớn, do vậy có nhiều đầu việc hơn; (2) tính phức tạp cao hơn vì có nhiều lựa chọn cho mỗi nội dung trong 5W1H và (3) có nhiều người tham gia hơn.
Vì vậy, khi lập kế hoạch cho một tổ chức, điều chúng ta cần nhớ là phải có sự tham gia của tất cả những người sẽ cùng thực hiện kế hoạch. Nếu bạn là một người sếp và nghĩ rằng tôi sẽ lập kế hoạch và mọi người cứ theo đó mà làm, bạn đang làm một điều có thể gây hại cho tổ chức của bạn, vì các thành viên trong tổ chức của bạn không biết vì sao phải làm như vậy. Khi nhân viên của bạn cùng tham gia vào thì họ sẽ xem đây là sản phẩm chung, sẽ cùng hiểu và cùng hợp tác thực hiện kế hoạch đó đến khi thành công.
Các lời khuyên hữu ích về lập kế hoạch:
Giáo sư Donald E. Wetmore, chuyên gia về môn quản trị của các trường đại học Mỹ, đưa ra một câu nói: “Chúng ta không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc lập kế hoạch”. Ông đưa ra năm lời khuyên cho việc lập kế hoạch công việc hàng ngày như sau:
1. Nên lập kế hoạch vào buổi tối: Sẽ rất hiệu quả vì bạn sẽ yên tâm đi ngủ mà không bận tâm về những chuyện của ngày mai nữa. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những sai sót của bản kế hoạch. Hôm sau tỉnh dậy, bạn sẽ thấy nó... hay hơn nhiều.
2. Phải viết ra giấy: Khái niệm “năng lượng viết mực” khá thú vị, khi viết sẽ xuất hiện những điều tuyệt diệu mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
3. Hãy tính đến hai loại công việc là “phải” và “muốn”: Một bên là trách nhiệm, còn một bên là nhu cầu, cần tính toán và cân nhắc cho kỹ nhé!
4. Hãy lập ra một kế hoạch... quá tải: Đó là một sự thách thức. Nếu bạn chỉ đề ra có một việc trong kế hoạch, thế nào cũng tốn cả ngày. Nếu bạn đề ra ba việc thì khác, thời gian sẽ chia làm ba. Nhưng nếu bạn đề ra 10 việc thì sao nhỉ? Dù trước mắt bạn chỉ có thể làm xong 6-7 việc mà thôi, nhưng dần dà khả năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt đấy.
5. Xác định ưu tiên: Đề ra nhiều nhưng bạn phải xác định cái nào là ưu tiên hàng đầu và bức thiết nhất để có thể làm được (giúp hóa giải lời khuyên số 4).
Có người nói rằng khi lập được một kế hoạch đúng là chúng ta đã thành công đến 70% của công việc có lẽ cũng không ngoa đâu các bạn. Hãy tập thói quen lập kế hoạch trước khi chúng ta bắt đầu bất kỳ công việc gì.
Chúc các bạn thành công.
LẬP KẾ HOẠCH - LÀM CHỦ THỜI GIAN
Chào mọi người, trong chương trình truyền thông tháng 3 này, tôi xin góp một bài chia sẻ có chủ đề “lập kế hoạch” với các nội dung sau:
Lập kế hoạch là làm gì?
Theo định nghĩa thông thường, kế hoạch là những hoạt động, công việc được sắp xếp theo trình tự nhất định để đạt được mục tiêu đã đề ra. Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của nhà quản lý, đó là lập kế hoạch - tổ chức - lãnh đạo - kiểm tra.
Như bất kỳ công việc gì, khi chúng ta muốn triển khai đều sẽ có 3 phần, đó là (1) đầu vào của công việc (2) thực hiện công việc và (3) kết quả đầu ra; ta sẽ xem thử các phần đó như thế nào.
(1) Trước hết “Đầu vào” của việc lập kế hoạch. Đó chính là mục tiêu mà chúng ta muốn đạt được. Nói về mục tiêu, tôi xin nhấn mạnh với mọi người rằng không phải lúc nào chúng ta cũng đề ra được mục tiêu đúng nghĩa đâu nhé; thí dụ có bạn nói “mục tiêu của chúng tôi là bán hàng đạt doanh thu cao” thì chưa thể gọi là mục tiêu, với đầu vào như thế này, bạn sẽ không thể nào lập được kế hoạch. Nhưng với câu nói “mục tiêu của chúng tôi là sẽ đạt doanh thu 30 tỷ đồng trong quý 2 này” thì đây là một mục tiêu tương đối đúng nghĩa để chúng ta có thể lập được kế hoạch. Các bạn nên tra google nội dung “mục tiêu SMART” thì có thể hiểu được đầy đủ thế nào là một mục tiêu.
(2) Kế đến là thực hiện việc “Lập kế hoạch”, các bạn nên dùng công thức “5W1H”, nó sẽ giúp cho chúng ta lập được một kế hoạch với đầy đủ các nội dung, gồm:
> What: bạn sẽ làm gì? Khi nêu những việc cần làm, bạn hãy lưu ý về trình tự điều gì làm trước điều gì làm sau.
> Why: tại sao bạn phải làm điều được nêu ra? Câu hỏi này giúp chúng ta loại bớt những công việc thừa, vì nếu không trả lời được tại sao bạn phải làm một việc gì đó, có nghĩa là việc đó có thể là không cần thiết.
> Who: ai làm? mỗi việc làm đều phải xác định người làm, người phối hợp, người kiểm tra…ngoài ra, tùy theo quy mô và phạm vi công việc lập kế hoạch, có thể chúng ta phải cần thêm người tổng hợp, kết nối, báo cáo…nói rộng ra thì “who” là nguồn lực để thực hiện kế hoạch do chúng ta lập ra.
> When: khi nào? chữ này bao hàm hai ý lớn, đó là “thời gian thực hiện” (làm trong bao nhiêu tháng, ngày, giờ…), và “thời điểm thực hiện” (khi nào bắt đầu, khi nào hoàn tất; thậm chí là khi nào nghiệm thu, khi nào báo cáo…).
> Where: ở đâu? chữ này cũng khá rộng, đó là nơi chúng ta thực hiện công việc (văn phòng, xưởng, tỉnh, thành…) hoặc là điểm mà chúng ta cần đến, điểm sẽ dừng…
> How: bằng cách nào? đó là cách thực hiện, thí dụ bằng cách thảo luận nhóm, gặp khách hàng để tìm hiểu, hoặc các phương tiện mà chúng ta dùng để xử lý công việc… thậm chí rộng hơn nữa, đó là công nghệ được sử dụng.
(3) Sau cùng là “Đầu ra”, đây chính là một bản kế hoạch mà chúng ta viết ra với đầy đủ các thông tin ở mục (1) và (2) nêu trên.
Chúng ta cần viết ra thành một tài liệu để mọi người cùng hiểu và làm.
Thí dụ về lập kế hoạch
Để cùng nhau áp dụng được các điều trên, ta thử làm một kế hoạch nho nhỏ, đó là bạn sẽ lập kế hoạch đi nghỉ mát cùng gia đình gồm bà xã và cô con gái 10 tuổi.
(1) Đầu vào: hiện nay là tháng 3, mục tiêu của bạn là “Đưa vợ (hoặc chồng) và cô con gái 10 tuổi đi nghỉ mát vào khoảng tháng 8, vừa thư giãn vừa tạo nên sự gắn kết gia đình”.
(2) Đầu ra: Sau khi lập kế hoạch với 5W1H, kế hoạch này được viết ra như sau:
Diệp Thành Kiệt- TGĐ TPC HOLDING